Ý nghĩa logo công đoàn Việt Nam
Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động. Tại bất cứ một cơ quan nào, từ trường học đến các doanh nghiệp đều có tổ chức Công đoàn để thực hiện nhiệm vụ đại diện ý chí, quyền và lợi ích của công, nhân viên chức và nhân viên. Là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho quyền và lợi
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Công đoàn là một tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động. Tại bất cứ một cơ quan nào, từ trường học đến các doanh nghiệp đều có tổ chức Công đoàn để thực hiện nhiệm vụ đại diện ý chí, quyền và lợi ích của công, nhân viên chức và nhân viên. Là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho quyền và lợi ích của tầng lớp lao động nhưng không phải ai cũng nắm được về sự hình thành, tên gọi, logo công đoàn. Nhằm giúp bạn đọc nắm được những nội dung trên, trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến sự hình thành và phát triển cũng như Logo công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam là gì?
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và những người lao động, được lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết và xây dựng lực lượng công nhân, tầng lớp trí thức và người lao động ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động tại các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp, phấn đấu xây dựng đất nước văn minh, độc lập để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Công đoàn là tổ chức đại diện cho tất cả đội ngũ công nhân, tầng lớp trí thức và người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước và những người làm việc trong doanh nghiệp, nhưng đây là tổ chức thành viên của hệ thống chính trị của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, là trung tâm rèn luyện, phấn đấu, đoàn kết, xây dựng đội ngũ công nhân, trí thức, người lao động.
Công đoàn Việt Nam có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng, được ghi nhận trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được toàn thể giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và người lao động trên cả nước công nhận.
Chức năng của Công đoàn việt Nam
Vì Công đoàn là tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và người lao động nên Công đoàn có chức năng quản lý lao động, tìm việc làm và tạo điều kiện việc làm cho người lao động một cách phù hợp và tối ưu nhất.
Trong các cơ quan đoàn thể hay các doanh nghiệp, công đoàn tham gia vào nhiều lĩnh vực như lương, thưởng cho người lao động các dịp lễ, thực hiện xây dựng cơ chế quản lý nhân sự, quản lý vật tư, xây dựng các chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ
Tổ chức công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến này đã trải qua 7 lần đổi tên, cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1935, Công đoàn Việt Nam có tên gọi là Công hội đỏ;
- Giai đoạn 1935–1939 có tên gọi Nghiệp đoàn Ái hữu;
- Giai đoạn 1939–1941 có tên gọi Hội Công nhân Phản đế;
- Giai đoạn 1941–1946 có tên gọi Hội Công nhân Cứu quốc;
- Giai đoạn 1946–1961 có tên gọi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Giai đoạn 1961–1988 có tên gọi Tổng Công đoàn Việt Nam;
- Giai đoạn từ 1988 – đến nay có tên gọi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ý nghĩa logo Công đoàn Việt Nam
Logo công đoàn Việt Nam là sự kết hợp của nhiều biểu tượng với những ý nghĩa khác nhau. Trên logo của tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm các biểu tượng như hình bánh xe, lá quốc kỳ Việt Nam, trang sách và hình quả địa cầu. Với từng biểu tượng này đều có những ý nghĩa riêng và khi ghép lại thì tạo thành một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cụ thể ý nghĩa của từng biểu tượng như sau:
Hình bánh xe trong logo Công đoàn Việt Nam được đặt tại vị trí trung tâm, thể hiện sự thống nhất và hội tụ của tất cả giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và bộ phân người lao động Việt Nam. Tiếp đó là hình một chiếc thước đo tượng chưng chi những yêu cầu về sự chính xác trong khoa học kỹ thuật.
Hình ảnh tiếp theo của logo công đoàn Việt Nam là hình ảnh lá cờ đỏ, đây là hình ảnh của quốc kỳ Việt Nam. Tuy nhiên hình ảnh lá cờ được cách điệu với hình chữ S – hình biểu tượng về đất nước Việt Nam trên bản đồ, và cán cờ chếch lên cao biểu tượng cho sự tiên phong của Đoàn.
Biểu tượng phía dưới của logo Công đoàn là đại diện cho giai cấp công nhân. Tiếp theo, phần đế của logo được cách điệu như hình giải cuốn và có chứ TLĐ – Tổng liên đoàn.
Màu sắc của logo công đoàn có màu sắc chủ đạo là màu vàng nổi bật và tươi mới, lá quốc kỳ có màu đỏ tươi và sao vàng đại diện cho dân tộc Việt Nam, màu đen của bánh xe để thể hiện sức mạnh của nền công nghiệp và màu xanh của ở phần đế của logo tượng chưng cho sự khao khát và ưa chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Noài ra còn màu trắng giúp cho màu sắc của gogo trở nên hài hòa và đẹp mắt hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến lịch sử và ý nghĩa logo công đoàn Việt Nam. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong những trường hợp cần thiết. Xin cảm ơn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Tin chuyển nhượng ngày 10/08: Hai đại gia Premier League chốt hai bom tấn Bundesliga
-
Tìm Hiểu Về Đội Tuyển Bóng Đá U22 Việt Nam Vô Địch Seagame
-
Góc Tìm Hiểu Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Thái Lan
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Italia (Ý)
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Trung Quốc
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Nga
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Iran
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Qatar
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Malaysia
-
Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Giá Indonesia