Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Doanh nghiệp Văn phòng đại diện có con dấu riêng không?

Văn phòng đại diện có con dấu riêng không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trước khi sử dụng con dấu doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện có con dấu riêng không?

Quy định về việc sử dụng con dấu của văn phòng đại diện

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP về quản lý con dấu thì những cơ quan, tổ chức sau được quyền sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng:

Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã.

Như vậy văn phòng đại diện có thể sử dụng con dấu theo quyết định của doanh nghiệp để thuận tiện hơn trong quá trình hoạt động của mình.

Khi doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện thì việc sử dụng con dấu do doanh nghiệp có quyền tự định đoạt việc văn phòng đại diện đó có sử dụng con dấu hay không tùy theo nhu cầu hoạt động.

Văn phòng đại diện có con dấu riêng không? theo quy định trên thì văn phòng đại diện có thể sử dụng con dấu hoặc không sử dụng con dấu tùy thuộc theo nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Ai có quyền quyết định về dấu của văn phòng đại diện?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của văn phòng đại diện.

Những chủ thể có quyền quyết định các vấn đề trên của con dấu là Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trừ trường hợp điều lệ có quy định khác.

Quy định về mẫu dấu của văn phòng đại diện

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì nội dung của con dấu văn phòng đại diện cũng do doanh nghiệp tự quyết định. Pháp luật hiện hành cũng không có quy định về các nội dung bắt buộc phải có trên con dấu của văn phòng đại diện.

Đây là một điểm khác biệt lớn của Luật Doanh nghiệp năm 2020 só với Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn trong quy định về con dấu.

Tuy nhiên nội dung mẫu con dấu của văn phòng đại diện phải có tên văn phòng đại diện, ngoài ra doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh vào nội dung mẫu con dấu của văn phòng đại diện.

Vể hình thức con dấu của văn phòng đại diện thường là hình tròn, hình đa giác hoặc có thể là các hình dạng khác.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trước khi sử dụng con dấu doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định này, nên từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi mẫu dấu hay cấp lại mẫu dấu cũng sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh như trước đây.

->>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

->>> Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (49 bình chọn)