Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Tư vấn viên pháp luật là gì?

Tư vấn viên pháp luật là gì?

Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Trong cuộc sống có thể thấy pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng với mọi người. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân mà các chủ thể chưa hiểu hết về pháp luật và cũng cần đến sự giúp đỡ của các tư vấn viên pháp luật. Vậy Tư vấn viên pháp luật là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Tư vấn viên pháp luật là gì

Hoạt động tư vấn pháp luật đã ngày càng quen thuộc và phổ biến trong đời sống con người. Hoạt động tư vấn pháp luật là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Trong hoạt động tư vấn pháp luật sẽ gồm có:

+ Tư vấn viên pháp luật;

+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

+ Cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Như vậy có thể thấy câu trả lời cho câu hỏi tư vấn viên pháp luật là gì được hiểu đây là một chủ thể trong hoạt động tư vấn pháp luật. Tư vấn viên pháp luật có thể được hiểu là người đưa ra các giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Bên cạnh đó tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.

Điều kiện trở thành tư vấn viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật có tầm quan trọng đối việc trợ giúp pháp luật do đó không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể trở thành tư vấn viên pháp luật mà cần đáp ứng những yêu cầu nhất định. Căn cứ theo quy định tại điều 19 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật quy định về tiêu chuẩn để trở thành tư vấn viên pháp luật như sau:

– Thứ nhất tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

Tư vấn viên pháp luật là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

Tư vấn viên pháp luật là người có Bằng cử nhân luật;

Tư vấn viên pháp luật có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

– Thứ hai người trở thành tư vấn viên pháp luật sẽ được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

– Ngoài ra công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật (Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 01/2010/TT-BTP).

Quyền và nghĩa vụ của tư vấn viên pháp luật

Khi trở thành tư vấn viên pháp luật cũng có yêu cầu về quyền và nghĩa vụ nhất định tuân theo quy định người thực hiện tư vấn pháp luật. Theo quy định tại điều 23 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật tư vấn viên pháp luật có quyền và nghĩa vụ sau:

Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật

  1. Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
  2. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
  3. Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
  4. Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
  5. Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
  6. Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: tư vấn viên pháp luật là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

->>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

->>>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai

->>>> Tham khảo thêm: Giá dịch vụ ly hôn trọn gói

->>>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật doanh nghiệp

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)