Thủ tục thành lập hợp tác xã
Họ, tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế do nhà nước quy định, có tư cách pháp nhân do các thành viên có chung mục đích kinh doanh thành lập nên. Việc thành lập hợp tác xã phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục được điều chỉnh tại luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về thủ tục thành lập hợp tác xã.
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã được quy định theo Điều 7 luật Hợp tác xã năm 2012:
Điều 7. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1.Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
2.Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
3.Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
4.Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
5.Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
6.Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7.Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Quy trình thành lập hợp tác xã
Thành lập hợp tác xã sẽ trải qua quá trình như sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu hợp tác
Các vấn đề cần được xác định:
– Đối tượng cần hợp tác.
– Điều kiện sản xuất kinh doanh, lợi thế và mối quan tâm của địa phương.
– Các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của HTX.
Các vấn đề trên cần được phân tích, đánh giá nhằm định hướng phát triển cho HTX và giải quyết tốt hơn những vấn đề trong cộng đồng địa phương.
Bước 2: Sáng lập và công tác vận động
Sáng lập viên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với HTX, là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân khởi xướng việc thành lập HTX và tham gia HTX.
Sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính của HTX về việc thành lập, địa điểm đóng trụ sở, phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của HTX.
Bước 3: Tổ chức Hội nghị thành lập hợp tác xã
Nội dung chính:
-Thông qua dự thảo Điều lệ (xây dựng theo Điều 21 Luật HTX năm 2012).
– Thông qua Phương án sản xuất kinh doanh (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT).
– Thông qua danh sách thành viên (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT).
– Bầu cử hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, trưởng ban kiểm soát (Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT).
– Thông qua nghị quyết hội nghị thành lập HTX.
Bước 4: Đăng ký thành lập hợp tác xã
Hồ sơ thành lập hợp tác xã
Hợp tác xã muốn hoạt động cần phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193/2021/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Điều lệ;
– Phương án sản xuất, kinh doanh;
– Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
– Nghị quyết hội nghị thành lập.
Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP thì gGiấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ giao dịch thư điện tử;
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Vốn điều lệ;
– Số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên;
– Họ, tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trên đây là nội dung bài viết thủ tục thành lập hợp tác xã, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập chi nhánh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty