Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Doanh nghiệp Thành lập công ty tại Kiên Giang như thế nào?

Thành lập công ty tại Kiên Giang như thế nào?

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Tỉnh Kiên Giang có nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy có nhiều nhà đầu tư muốn Thành lập công ty tại Kiên Giang, vậy quy trình thành lập công ty như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang

– Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Phần lớn diện tích Kiên Giang ngày nay bao gồm thành phố Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ (sau tỉnh Bình Phước).

– Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo.Tỉnh Kiên Giang có vị trí địa lý:

+ Phía bắc giáp tỉnh Kampot của Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km.

+ Phía nam giáp tỉnh Cà Mau.

+ Phía tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km.

+ Phía đông giáp tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ.

– Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km. Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ.

– Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.

Với những điều kiện thuận lợi như vậy nên việc Thành lập công ty tại Kiên Giang trong những năm gần đây ngày càng gia tăng.

Hồ sơ thành lập công ty tại Kiên Giang

Hồ sơ Thành lập công ty tại Kiên Giang bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty (trừ Doanh nghiệp tư nhân);

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (đối với công ty cổ phần);

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục đăng ký kinh doanh (nếu có).

Soạn thảo hồ sơ là một bước rất quan trọng để có thể hoàn thành nhanh chóng việc đăng ký kinh doanh. Do đó cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Trong trường hợp soạn sai, thiếu thông tin thì sẽ dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đó thời gian thực hiện thủ tục thành lập công  ty sẽ rất lâu.

Quy trình thành lập công ty tại Kiên Giang

– Lựa chọn loại hình công ty để Thành lập công ty tại Kiên Giang

+ Trước khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty cần lựa chọn được loại hình công ty phù hợp để thành lập.

+ Theo quy định hiện nay có các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty/doanh nghiệp tư nhân.

+ Tiếp đó sẽ đặt tên cho công ty, tuy nhiên cần lưu ý việc đặt tên công ty phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty, doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

+ Xác định ngành nghề kinh doanh của công ty, cần phải kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật và không thuộc những ngành nghề cấm kinh doanh.

+ Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

+ Sau khi đã lựa chọn được loại hình công ty phù hợp sẽ tiến hành soạn hồ sơ thành lập công ty.

+ Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết như sau:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;

 + Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp;

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (32 bình chọn)