Thành lập công ty tại huyện Phú Giáo
Căn cứ Điều 119 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu được ủy quyền).
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Phú giáo là huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, như có diện tích tự nhiên lớn, có khí hậu, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, cùng với địa hình có độ cao trên 200m tập trung nhiều diện tích rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ quanh năm. Những điều kiện này thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc sản, đặc biệt là các loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao.
Với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nên việc thành lập công ty tại huyện Phú giáo ngày càng phổ biến. Bài viết dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc quy định của pháp luật về thành lập công ty tại huyện Phú giáo nói riêng và trên các tỉnh, thành Việt Nam nói chung.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Giáo
Với nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế, Phú Giáo đang là một trong những địa phương của tỉnh Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư ngoài nước) đến đây để đầu tư kinh doanh.
Trong đó, thành lập tổ chức kinh tế (hay còn gọi là thành lập công ty) là một trong những hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Để một tổ chức kinh tế có thể tồn tại và hoạt động trên thực tế, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp nhất định, doanh nghiệp còn phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Theo đó, nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV ban hành đính kèm theo Luật Đầu tư 2020, có thể doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép kinh doanh.
Cụ thể, trình tự, thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Giáo bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Căn cứ Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) khi thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nghĩa là khi doanh nghiệp dự kiến thành lập có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc là cổ đông thì nhà đầu tư sẽ phải xin cấp IRC tại Cơ quan đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục xin cấp ERC tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trình tự, thủ tục xin cấp IRC thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 hồ sơ và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập (i) doanh nghiệp tư nhân; (ii) công ty hợp danh; (iii) công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; và (iv) công ty TNHH một thành viên được quy định lần lượt tại các Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư đăng ký thành lập công ty tại huyện Phú Giáo nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Việc nộp hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Truy cập tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư. Nếu hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hộp hồ sơ chưa hợp lệ thì nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh
Như đã đề cập ở trên, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong một số trường hợp doanh nghiệp sẽ còn phải xin cấp Giấy phép kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải xin cấp Giấy phép kinh doanh khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV ban hành đính kèm Luật Đầu tư 2020.
Tùy theo từng ngành nghề, hồ sơ và trình tự, thủ tục xin giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau và được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành .
Thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã cập nhật tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động trên hệ thống.
Cùng với đó, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan cũng sẽ biết được tình trạng đang hoạt động của doanh nghiệp. Để không bị xử phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
Treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính
Căn cứ quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần tiến hành treo biển hiệu/bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ví trí biển hiệu/bảng hiệu được treo ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở công ty.
Biển hiệu/bảng hiệu của doanh nghiệp phải đảm bảo có các nội dung sau đây: (i) Tên doanh nghiệp ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (ii) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ; (iii) Loại hình doanh nghiệp; (iv) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp; (iv) Logo của doanh nghiệp (Điều 34 Luật Quảng cáo 2012).
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu/biển hiệu theo đúng quy định của pháp luật, thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ (Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Kích hoạt chữ ký số điện tử để nộp thuế và khai thuế điện tử
Chữ ký số hiểu đơn giản là chữ ký của doanh nghiệp dưới dạng USB, dùng để thực hiện các thao tác, giao dịch trên mạng thay thế cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo những thông tin mới nhất, các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ thiết bị điện tử phải thực hiện các thủ tục khai thuế, nộp thuế điện tử bằng chữ ký số.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương thức tính thuế trực tiếp thì cần đăng ký mua hóa đơn tại chi cục Thuế. Trường hợp những công ty sử dụng cách khấu trừ thuế, cần tự đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan Thuế.
Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC, doanh nghiệp thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Theo đó, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế trước 01 ngày trước ngày sử dụng hóa đơn.
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
Mở tài khoản ngân hàng cho công ty là một trong những việc doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi công ty được thành lập. Theo đó, công ty có thể liên hệ với các ngân hàng để được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng.
Lưu ý, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay khi mới thành lập sẽ phải mở hai tài khoản. Đó là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và tài khoản thanh toán.
Theo đó, doanh nghiệp có thể mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam (nếu thực hiện đầu tư bằng Đồng Việt Nam) tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật (gọi tắt là “Ngân hàng được phép” theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN).
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ đó tại một ngân hàng được phép.
Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, doanh nghiệp được mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
Hồ sơ, trình tự thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN.
Ngoài tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải mở thêm tài khoản thanh toán. Theo đó, tài khoản thanh toán được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi trong quá trình hoạt động của công ty như mộp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản khác. Ví dụ cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN và Thông tư 16/2020/TT-NHNN.
Thủ tục kê khai và nộp thuế môn bài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu doanh nghiệp mới thành lập và chưa phát sinh bất kỳ hoạt động nào, thời hạn nộp thuế thuế là 30 ngày kể từ ngày thành lập căn cứ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những công ty vừa mới thành lập nhưng đã có phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng thành lập.
Theo đó, mức lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập là 2.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10.000.000.000 VNĐ; 3.000.000 VNĐ/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000.000.000 VNĐ. Riêng đối với những văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị sự nghiệp, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế cần đóng lệ phí 1.000.000 VNĐ/năm.
Ngoài ra, cần lưu ý doanh nghiệp sẽ chỉ phải kê khai và nộp thuế môn bài cho cả năm nếu thành lập trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm (từ tháng 01 đến hết tháng 6 của năm). Đối với doanh nghiệp thành lập vào sáu tháng cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12 của năm) thì chỉ cần đóng lệ phí môn bài nửa năm tương ứng với mức thuế cần đóng.
Ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
Công ty sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Và phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động/ngày hợp đồng lao động có hiệu lực.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.
Đăng ký nội quy lao động
Căn cứ Điều 119 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu được ủy quyền).
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: (i) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; (ii) Nội quy lao động; (iii) Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; (iv) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Trên đây là nội dung bài viết về “Thành lập công ty tại huyện Phú Giáo” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Bình Dương
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
-
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
-
Thành lập chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng như thế nào?
-
Thủ tục thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần
-
Đăng ký thương hiệu kính mắt