Thành lập công ty tại huyện Đan Phượng
Đối với những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Nhu cầu thành lập công ty hiện nay đang ngày một tăng cao do làn sóng “khơi nghiệp” hay muốn tự mình làm chủ một công ty/doanh nghiệp.
chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề: Thành lập công ty tại huyện Đan Phượng.
Điều kiện thành lập công ty:
Thứ nhất: Đối với chủ thể thành lập doanh nghiệp.
Những trường hợp không có quyền thành lập, góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:
– Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
– Cá nhân chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho Cơ quan, đơn vị mình.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
– Người đang chấp hành phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Thứ hai: Đối với vốn điều lệ và vốn theo pháp luật quy định.
– Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Quá thời hạn quy định và vẫn không góp được vốn điều lệ thò trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Thứ ba: Đối với người đại diện theo pháp luật.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Người từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
– Doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty/doanh nghiệp có thể giữ các chức danh như: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch,… tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
Thứ tư: Đối với trụ sở chính của công ty.
Theo quy định hiện hành, trụ sở chính của công ty phải đáp ứng các điều kiện sauu đây:
– Không được đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
– Địa chỉ phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Thứ năm: Đối với tên công ty.
– Đặt tên công ty cần phải chú ý:
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục và đạo đức của dân tộc.
+ Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty/doanh nghiệp đã đăng ký tước đó trên phạm vi cả nước.
+ Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của Nhà nước để đặt tên cho công ty mình.
– Tên công ty phải có đầy đủ 02 yếu tố như sau:
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt.
+ Tên công ty/doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu vá ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Trường hợp không gắn tên doanh nghiệp theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ sáu: Về ngành nghề kinh doanh.
– Đối với những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
– Công ty/doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
Thành lập công ty tại huyện Đan Phượng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để thành lập công ty.
– Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn.
– Đặt tên công ty/doanh nghiệp.
– Chọn địa điểm làm trụ sở chính của công ty.
– Ngành nghề kinh doanh.
– Vốn điều lệ.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Chứng thực giấy tờ pháp của lý các thành viên/cổ đông sáng lập.
Bước 2: Tiến hành thủ tục thành lập công ty.
– Nộp hồ sơ đã chuẩn bị qua mạng, chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh.
– Đối chiếu hồ sơ nộp qua mạng với bản cứng và nhận kết quả.
– Tiến hành khắc con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký hóa đơn điện tử và mua chữ ký số để kê khai thuế theo quy định.
Như vậy, Thành lập công ty tại huyện Đan Phượng đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày điều kiện để thành lập công ty. Chúng tôi mong rằng, nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh
->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần
->>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
-
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
-
Thành lập chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng như thế nào?
-
Thủ tục thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần
-
Đăng ký thương hiệu kính mắt