Thành lập công ty cổ phần tại Đà Nẵng
Mặc dù không phải nộp lệ phí môn bài năm đầu tiên, nhưng Công ty cổ phần mới thành lập vẫn phải nộp tờ khai lệ phí môn bài theo Phụ lục của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Đà Nẵng là một thành phố năng động và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp được chú trọng, đầu tư và là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của thành phố này, vì vậy, nhu cầu thành lập Công ty ở nơi đây, dặc biệt là công ty cổ phần ngày càng cần thiết và là nhu cầu tất yếu của các nhà đầu tư. Thông qua bài viết “Thành lập công ty cổ phần tại Đà Nẵng” chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc những nội dung và lưu ý cơ bản để thành lập công ty cổ phần như sau.
Đôi nét về thành phố Đà Nẵng
Kể từ năm 1997, sau khi được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Đà Nẵng đã trở thành thành phố loại I, trực thuộc Trung ương, được Chính phủ xác định là hạt nhân của vùng kinh tế trong điểm miền Trung và Tây Nguyên, có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Nơi đây đang tiềm ẩn nhiều khả năng to lớn cho việc phát triển kinh tế của cả khu vực. Đà Nẵng có một vị trí địa lý thuận lợi, có sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, có đường sắt Bắc – Nam, đường quốc lộ 1A chạy qua, có hệ thống viễn thông quốc tế hiện đại, là “cửa ngõ” của con đường xuyên Á nối Đà Nẵng với các nước trong khu vực và trên thế giới, có một lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề.
Hiện nay, với điều kiện kinh tế – xã hội vô cùng thuận lợi, kinh tế Đà Nẵng lại càng phát triển và trở thành vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Thành công đó là kết quả cố gắng của các chính sách đầu tư phát triển của Bộ máy nhà nước và sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nổi bật là các công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là gì?
Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể và rõ ràng về khái niệm Công ty cổ phần, mà khái niệm Công ty cổ phần được xây dựng dựa trên các đặc điểm của nó. Cụ thể: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp và doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Một số lưu ý khi thành lập Công ty Cổ phần tại Đà Nẵng
Thứ nhất: Lưu ý về tên Công ty Cổ phần
Tên tiếng Việt của Công ty cổ phần được tạo thành bởi hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp “Công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP” và tên riêng dự định thành lập. Tuy nhiên, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng với các tên doanh nghiệp khác đã được thành lập trước đó. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty cần tránh các trường hợp bị cấm, bị trùng, bị dễ gây nhầm lẫn theo quy định tại Điều 38, 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thứ hai: Về địa chỉ của Công ty cổ phần
Trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ rõ ràng, đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Mặt khác, không được đặt địa chỉ trụ sở tại các tòa chung cư chỉ dành cho mục đích để ở hoặc nhà tập thể.
Thứ ba: Về vốn và ngành nghề kinh doanh của Công ty
– Tên ngành, nghề kinh doanh của công ty dự kiến thành lập công ty cổ phần phải được lấy từ Quyết định 27/1028/QĐ-TTg. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc những ngành nghề được quy định theo pháp luật chuyên ngành thì phải ghi theo tên ngành nghề mà pháp luật đó có quy định.
– Doanh nghiệp dựa vào phạm vi, quy mô và nhu cầu của chính mình để đặt ra vốn điều lệ dự kiến thành lập cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề mà doanh nghiệp dự kiến thành lập có yêu cầu về vốn pháp định, doanh nghiệp phải đạt được mức vốn quy định tối thiểu đó.
Sau khi thành lập Công ty cổ phần cần thực hiện những công việc nào?
Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc hoàn tất các thủ tục sau thành lập là một công việc cần thiết và bắt buộc phải thực hiện
– Đăng ký làm biển hiệu và dấu cho doanh nghiệp
Hiện nay, việc đăng ký làm biển hiệu và dấu của doanh nghiệp không cần phải thông qua Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính nữa mà có thể thông qua một đưn vị trung gian để nhờ họ thực hiện công việc này.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp cho đơn vị khắc dấu, biển 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để họ có cơ sở làm biển và dấu cho mình.
Mặc dù không phải thực hiện thủ tục này lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần làm thông báo mẫu dấu đến các đối tác, khách hàng, và toàn thể nhân viên trong công ty được biết để thực thi đúng các quy định của pháp luật.
Mẫu thông báo đó có thể là:
TÊN DOANH NGHIỆP
—————— Số: ………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————— ……, ngày…… tháng…… năm …… |
THÔNG BÁO
Về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):
Thông báo về mẫu con dấu như sau:
- Thông tin về chi nhánh/văn phòng đại diện (chỉ kê khai trong trường hợp thông báo về mẫu con dấu của chi nhánh/văn phòng đại diện):
– Tên chi nhánh/văn phòng đại diện: ……………………………….
– Mã số chi nhánh/văn phòng đại diện: ……………………………
- Hình thức mẫu con dấu:
Mẫu con dấu | Ghi chú |
(Doanh nghiệp đóng dấu trực tiếp vào phần này) |
|
- Thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu: từ ngày …. tháng … năm …
Doanh nghiệp gửi thông báo này để nội bộ công ty cùng toàn thể mọi người được biết, để thực thi đúng các quy định của pháp luật. Kính mong toàn thể mọi người chấp hành.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.
Các giấy tờ gửi kèm:
-………………… -………………… |
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi họ tên) |
– Về việc nộp lệ phí môn bài và tờ khai lệ phí môn bài của các Công ty cổ phần ở Đà Nẵng
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị địng 22/2020/NĐ-CP thì các tổ chức mới thành lập, cụ thể là Công ty cổ phần sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động, sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12). Như vậy, Công ty cổ phần mới thành lập ở Đà Nẵng sẽ được miễn đóng tiền lệ phí môn bài của năm đầu tiên, nhưng lại phải đóng tiền lệ phí môn bài của ăm sau trước ngày 31/01 hàng năm.
Mặc dù không phải nộp lệ phí môn bài năm đầu tiên, nhưng Công ty cổ phần mới thành lập vẫn phải nộp tờ khai lệ phí môn bài theo Phụ lục của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP.
Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến “Thành lập công ty cổ phần tại Đà Nẵng”. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin. Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.
->>>>>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại đà nẵng
->>>>>>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
-
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
-
Thành lập chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng như thế nào?
-
Thủ tục thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần
-
Đăng ký thương hiệu kính mắt