Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập công ty cổ phần, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu và hồ sơ cần thiết nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thành lập doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Với những ưu điểm vượt trội hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác ở nước ta hiện nay, công ty cổ phần đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng, và là lựa chọn số một trong vấn đề cơ cấu tổ chức và quản lý công ty. Để thành lập công ty cổ phần, các cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Thông qua bài viết “Thành lập công ty cổ phần cần những gì?” Chúng tôi xin giới thiệu tới Quý bạn đọc các điều kiện để thành lập công ty cổ phần như sau:
Công ty cổ phần là gì?
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định một cách rõ ràng và cụ thể về công ty cổ phần. Người ta thường nhận biết được công ty cổ phần thông qua một vài đặc điểm vốn có của nó. Cụ thể:
– Vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế về số lượng cổ đông tối đa;
– Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp và doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Mỗi cổ phần mang lại cho cổ đông những quyền lợi cà nghĩa vụ nhất định trong công ty với tư cách họ là những người sở hữu công ty.
Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Để thành lập một công ty cổ phần, các cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng được các nhu cầu sau:
Thứ nhất: Xác định số lượng cổ đông cần thiết để thành lập công ty.
Như đã nói ở phần một, số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần là 03 cổ đông, pháp luật không quy định một số lượng tối đa các cổ đông trong công ty cổ phần. Sau khi xác định được số lượng cổ đông, cần phải chuẩn bị bản sao giấy tờ chứng thực của các cổ đông còn hiệu lực.
Thứ hai: Lựa chọn đặt tên công ty.
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố cấu thành là “Công ty cổ phần/Công ty CP + Tên riêng”. Nên đặt tên công ty ngắn gọn và dễ phát âm.
Một điều cần lưu ý trong vấn đề đặt tên công ty là tên công ty không được trùng lặp hoàn toàn với tên của các công ty đã thành lập trước đó. Đồng thời, cần tránh đặt những tên dễ gây nhầm lẫn.
Thứ ba: Địa chỉ trụ sở đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định một cách cụ thể, bao gồm số nhá, ngách, hẻm, ngõ phố/phố/đường hoặc thôn/xóm/ấp, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã, thành phố thuộc tỉnh/tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Chung cư, khu tập thể có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó. Tuy nhiên, một số trung tâm thương mại hoặc chung cư có khu vực riêng để thực hiện chức năng kinh doanh như lầu trệt, tầng 1, tầng 2, … thì vẫn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
Thứ tư: Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định, …).
Thứ năm: Xác định vốn điều lệ đăng ký thành lập Công ty.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ Công ty. Để xác định vốn điều lệ dự định đăng ký cần phải căn cứ vào tình hình tài chính hiện có, quy mô doanh nghiệp, kế hoạch trong năm đầu tiên, và có thể cần phải căn cứ vào ngành nghề mà doanh nghiệp dự định kinh doanh (một số ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
Để thành lập Công ty cổ phần cần những tài liệu nào?
Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập công ty cổ phần, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu và hồ sơ cần thiết nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thành lập doanh nghiệp. Những tài liệu đó bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ của Công ty;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao chứng thực các giấy tờ pháp lý sau đâu:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến “Thành lập công ty cổ phần cần những gì?”. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh 1 thành viên
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh 2 thành viên
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty