Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Doanh nghiệp Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hiện nay đang chiếm phần lớn trong các mô hình kinh doanh bởi hình thức này tương đối đơn giản. Vậy Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp băn khoăn về vấn đề này để quý độc giả hiểu được đầy đủ hơn.

Những lý do nên thành lập hộ kinh doanh cá thể

Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể? là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay. Nên thành lập hộ kinh doanh cá thể bởi vì hộ kinh doanh cá thể có những ưu điểm sau:

– Hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải có số vốn tối thiểu khi thành lập. Do đó, chủ thể có thể tự quyết định số vốn nằm trong khả năng của mình.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể  khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;

– Chỉ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;

– Hộ kinh doanh cá thể có thể được thay đổi ngành nghề kinh doanh với thủ tục đơn giản hơn so với công ty;

– Không phải khai thuế hằng tháng;

– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;

– Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;

– Được áp dụng chế độ thuế khoán.

Với hồ sơ thủ tục nhanh gọn và những ưu điểm mà hộ kinh doanh cá thể đem lại như trên thì việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đang được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Tuy nhiên hộ kinh doanh cá thể cũng có một số nhược điểm như:

– Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản (trách nhiệm vô hạn) đối với mọi hoạt động kinh doanh. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh.

– Không được khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng.

– Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ sẽ ít tạo được lòng tin đối với khách hàng;

– Do quy mô hoạt động của hộ kinh doanh cá thể nhỏ cho nên việc thực hiện khi cần huy động vốn sẽ khó khăn.

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh cá thể

– Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

– Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?

Có thể thấy rằng với quy mô vừa và nhỏ nhưng hình thức hộ kinh doanh đem lại thu nhập là không hề nhỏ và tương đối ổn định do đó việc thành lập hộ kinh doanh cá thể rất phổ biến hiện nay.

Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể thì nộp hồ sơ ở đâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

->>>>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

->>>>>> Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (32 bình chọn)