Quy định cấp thị thực cho người nước ngoài
Trình tự thực hiện xin cấp thị thực cho người nước ngoài gồm mấy bước ? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thị thực cho người nước ngoài ? Mọi thông tin liên hệ công ty Luật Hoàng Phi
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 19 thế giới về nơi để sống và làm việc, 83% chuyên gia nước ngoài lạc quan về cuộc sống ở đất nước hình chữ S. Chính vì vậy, vấn đề cấp thị thực cho người nước ngoài được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới quy định cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Thị thực cho người nước ngoài là gì?
Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực hay visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
Phần tiếp theo, bài viết sẽ đề cập chi tiết tới quy định cấp thị thực cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều kiện được cấp thị thực Việt Nam
Căn cứ Điều 10 Luật Xuất nhập cảnh của người nước ngoài (sửa đổi 2019), điều kiện được cấp thị thực Việt Nam cho người nước ngoài được quy định như sau:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
– Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Riêng thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
Hồ sơ xin cấp thị thực cho người nước ngoài
– Hồ sơ nộp trực tiếp tại Đại sứ quán gồm:
+ Tờ khai đề nghị cấp thị thực, in và dán ảnh chân dung (3,5cm x 4,5cm)
+ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh
+ Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể nộp bản copy).
– Hồ sơ gửi qua đường bưu điện gồm:
+ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ;
+ Tờ khai đề nghị cấp thị thực, in và dán ảnh chân dung (3,5cm x 4,5cm);
+ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh;
+ Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể gửi bản copy).
Trình tự thực hiện xin cấp thị thực cho người nước ngoài
Căn cứ vào quy định cấp thị thực cho người nước ngoài, quy trình thực hiện thủ tục sẽ trải qua các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an có địa chỉ:
+ Số 44 – 46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
+ Số 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Số 7 Trần Quý Cáp, Thành phố Đà Nẵng;
– Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
– Bước 4: Nhận kết quả
+ Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.
+ Lưu ý: Sau khi nhận được thị thực, Quý vị cần kiểm tra lại các thông tin trên thị thực đã được cấp. Trong trường hợp có sai sót hoặc cần thay đổi, xin liên hệ Đại sứ quán để được giải quyết trước khi thị thực có hiệu lực. Nếu không, Quý vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót (nếu có).
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi đến Quý bạn đọc về quy định cấp thị thực cho người nước ngoài. Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được chú trọng. Để tránh mất thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục, Quý vị cần chú ý để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam, Quý bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
->>>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Giấy phép lữ hành quốc tế bị thu hồi trong trường hợp nào?
-
Những trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
-
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế
-
Lữ hành quốc tế là gì? Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
-
Lữ hành nội địa là gì? Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
-
Lệ phí cấp giấy phép bán lẻ rượu
-
Xin giấy phép bán lẻ rượu ở đâu?
-
Thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu
-
Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
-
Trường hợp nào người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động?