Nhãn hiệu là gì? Tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu? Phân loại nhãn hiệu
Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ: Là những dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu: Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.
Tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu?
Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải đồng thời đáp ứng hai tiêu chí sau:
– Tiêu chí bảo hộ thứ nhất nhãn hiệu phải hội tụ đủ 2 yếu tố: Thứ nhất, là các dấu hiệu có thể nhìn thấy, có thể “tri giác” được; thứ hai, các dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tôn tại dưới dạng chữ cái, từ, ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Theo quy định của pháp luật đặc điểm thứ nhất của nhãn hiệu là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được, có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hoá, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs cũng quy định: “... Các thành viên có thể quy định như là điều kiện để được đăng kí rằng các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Theo pháp luật của một số nước trên thế giới, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với cả các loại nhãn hiệu là những dấu hiệu âm thanh như âm nhạc, tiết nhạc mà con người có thể nhận biết được qua “thính giác” hoặc nhãn hiệu là các dấu hiệu mùi hương mà con người có thể nhận biết thông qua “khứu giác”. hay nhãn hiệu hàng hoá chỉ đơn thuần được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định.
Nhãn hiệu có thể được thể hiện thông qua các dấu hiệu chữ cái, từ, ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc kết hợp của các yếu tố chữ cái, từ, ngữ và các dấu hiệu hình, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc.
Yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiệu hàng hoá bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình. | Luật sở hữu trí tuệ quy định các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp văn bằng bảo hộ tại Điều 73, các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy của các nước; biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép, ví dụ: Tên viết tắt của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hay Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ không được dùng để làm nhãn hiệu, tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và của nước ngoài; dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dầu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng kí các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận, ví dụ như dấu hiệu chứng nhận ISO 9000 cho các sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế hay dấu hiệu CE chứng nhận cho chất lượng của các sản phẩm hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU; dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
– Tiêu chí bảo hộ thứ hai: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ...” (khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ). “Yếu tố” được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu mà không thể hiểu là toàn bộ hay bản thân dấu hiệu đó. Quy định của điều luật chi đòi hỏi một hoặc một số các yếu tố thuộc dấu hiệu phải tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu, Nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiem thức của con người. Bất kì ai khi tiếp xúc với chúng đều dễ dàng tri giác và dễ ghi nhớ nhận biết về chúng khi đặt bên cạnh các loại nhãn hiệu khác. Có thể có nhiều yếu tố độc đáo không giống những cái đã có nhưng lại quá nhiều chi tiết phức tạp hoặc quá nhiều hình vẽ rắc rối khiến cho người tiếp cận khó nắm bắt và không thể ghi nhớ được nội dung hoặc cấu trúc của nó. N Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Các hình và hình hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác như các hình hoặc quá phức tạp gồm nhiều đường nét rắc rối hoặc quá đơn giản như hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn… thường dùng trong toán học không được cách điệu hay được thể hiện thông qua các màu sắc độc đáo.
Các chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng. Ngôn ngữ thông dụng được hiểu là bất kì ngôn ngữ nào được sử dụng và được nhiều người biết đến tại Việt Nam. Hiện nay, một dấu hiệu sẽ có khả năng được đăng kí tại Cục sở hữu trí tuệ nếu dấu hiệu này thuộc ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc.
– Ngoại lệ được áp dụng cho các trường hợp trên: Đó là trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu. Để chứng minh được ngoại lệ này đòi hỏi người nộp đơn đăng kí nhãn hiệu phải đưa ra được các chứng cứ đầy đủ và thuyết phục.
+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ thuộc bất kì ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến. Những dấu hiệu, biểu tượng quy ước như 5 hình tròn lồng vào nhau là biểu tượng của các thế vận hội thể thao, hình chữ thập biểu tượng cho ngành y tế, hình cán cân công lí biểu tượng cho ngành tư pháp… sẽ không được đăng kí bảo hộ là nhãn hiệu. Những hình vẽ hay ảnh chụp của chính sản phẩm hàng hoá hay tên gọi thông thường của sản phẩm như “Bánh đậu xanh”, “Car” (tiếng Anh là ô tô) cũng không được sử dụng làm nhãn hiệu.
+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ. Thực chất đây chỉ là các dấu hiệu có chức năng thông tin về các vấn đề cần thiết liên quan đến quá trình sử dụng sản phẩm mà hoàn toàn không có chức năng phân biệt bởi nhiều khi hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau cũng có thể có cùng công dụng, tính chất, thành phần. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là nếu các dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng kí nhãn hiệu thì cũng sẽ được chấp nhận làm nhãn hiệu. B + Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lí, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
+ Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của sản phẩm, dịch vụ trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và được thừa nhận rộng rãi hoặc được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng kí cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng kí có ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng kí được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng kí nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. C + Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các loại hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự; hay nhãn hiệu của các loại hàng hoá, dịch vụ không trùng hoặc không tương tự nhưng có khả năng làm tổn hại đến khả năng phân biệt hay uy tín của các loại nhãn hiệu đó. .
Việc xác định một nhãn hiệu có “trùng” với một nhãn hiệu khác hay không chúng ta chỉ cần xem xét là chúng có phải là bản photocopy y nguyên của nhau hay không, điều đó không khó khăn. Nhưng để xác định tính tương tự tới mức gây nhầm lẫn” giữa các loại nhãn hiệu với nhau đôi khi là một công việc khá phức tạp. Có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu nhưng cũng có khi không yếu tố nào được coi là có tính quyết định hơn yếu tố nào. Việc đưa ra tiêu chuẩn hay đáp số chung cho mọi trường hợp để xác định tính tương tự có khả năng gây nhầm lẫn là công việc không thể do đặc điểm riêng biệt của môi trường hợp là khác nhau. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây để xác định tính tương tự gây nhầm lẫn giữa hai hay nhiều nhãn hiệu (các tiêu chí này không phải xếp theo thứ tự quan trọng): Sự tương tự về cấu trúc (như thêm các thành phần thứ yếu không có khả năng phân biệt vào một nhãn hiệu đã tồn tại từ trước hoặc ngược lại loại bỏ hay thay đổi thành phần thứ yếu của của nhãn hiệu khác để làm thành nhãn hiệu của mình); ý nghĩa và hình thức thể hiện của các loại nhãn hiệu; sự tương tự về bản chất, phương thức lưu thông (kênh thương mại) trên thị trường của các loại nhãn hiệu; mức độ nổi tiếng của một trong các nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn; tổng thể các yếu tố khác có liên quan đến các loại nhãn hiệu này (xem xét về sự thoả thuận giữa người nộp đơn đăng kí dấu hiệu như một nhãn hiệu với chủ sở hữu của một nhãn hiệu sẵn có).
Như vậy, thứ nhất, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các hàng hoá và dịch vụ trùng hoặc tương tự trong các trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
+ Nhãn hiệu mà giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu đó đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ vì lí do nhãn hiệu không được sử dụng;
+ Nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, thậm chí trong cả trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng đó được đăng kí cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng kí nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ, một người xin nộp đơn đăng kí nhãn hiệu Nokia cho các sản phẩm đồ gia dụng cũng không được chấp nhận mặc dù nó không trùng hay tương tự với các sản phẩm điện thoai cua nhãn hiệu nổi tiếng Nokia.
Thứ hai, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp sau:
+ Tên thương mại đang được sử dụng của người khác nêu việc sử dụng lâu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng V nguon goc hàng hoá, dịch vụ;
+ Chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lí của làng hoá. Đặc biệt, đối với các chỉ dẫn địa lí được đăng kí để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh thì các dấu hiệu trùng hoặc có chứa chỉ dẫn địa lí đó hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lí đó cũng không được chấp nhận nếu dấu hiệu được đăng kí được sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xử từ khu vực địa lí mang chỉ dẫn địa lí đó;
Phân loại nhãn hiệu:
Căn cứ quy định về nhãn hiệu đã phân tích ở trên thì nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Như vậy, nhãn hiệu chủ yếu dùng để gắn lên các loại hàng hoá và các loại dịch vụ để chỉ ra chúng do ai sản xuất hay cung cấp. Hay có thể nói cách khác, nhãn hiệu gồm hai loại cơ bản là nhãn hiệu dùng cho hàng hoá và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ.
– Nhãn hiệu dùng cho hàng hoá: Là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Nó chủ yếu trả lời cho câu hỏi ai là người sản xuất ra những loại hàng hoá, chứ không phải trả lời hàng hoá đó là cái gì. Nhãn hiệu dùng cho hàng hoá có thể được gắn ngay trên chính hàng hoá hay trên bao bì của hàng hoá đó. Hàng hoá được hiểu là những vật phẩm có nguồn gốc tự nhiên hay được sản xuất, chế tạo để bán. Các hàng hoá đang lưu thông trên thị trường hiện nay chủ yếu là sản phẩm của lao động còn những hàng hoá có nguồn gốc tự nhiên thì không nhiều.
– Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ: Là những dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau. Dịch vụ được hiểu là các hoạt động thực tế, được thực hiện theo yêu cầu hay vì lợi ích của bên thuê dịch vụ. Khái niệm dịch vụ được hiểu là những dịch vụ độc lập, bao gồm một hay hành vi cụ thể để thực hiện một yêu cầu nhất định, qua đó mang lại lợi ích cho chủ thể phía bên kia. Chẳng hạn, việc sửa chữa đồ điện là một hoạt động dịch vụ nhưng việc sửa chữa các sản phẩm đồ điện từ một quan hệ mua bán đã được thiết lập thông qua khâu bảo hành thì không phải là một quan hệ dịch vụ. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết. Trong điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hình dịch vụ ngày càng trở lên phong phú, tăng cả về số lượng, chất lượng và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì trên cơ sở của hai loại nhãn hiệu chính và cơ bản là nhãn hiệu dùng cho hàng hoá và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ thì có thể chia ra các loại nhãn hiệu cụ thể khác với các đặc điểm riêng biệt như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng. Các loại nhãn hiệu này đều thuộc về nhãn hiệu hàng hoá cũng như thuộc về nhãn hiệu dịch vụ.
– Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó (khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể tương ứng. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm các nội dung như: Chủ sở hữu nhãn hiệu; các điều kiện sử dụng nhãn hiệu; các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức là chủ nhãn hiệu tập thể, chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm các quy định của quy chế; danh sách các cá nhân, tổ chức được phép sử dụng nhãn hiệu; các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là nhiều chủ thể đều có quyền cùng sử dụng nó nhưng cũng cần lưu ý là khi một tập thể sử dụng nhãn hiệu nhân danh tập thể thì nhãn hiệu này không được coi là nhãn hiệu tập thể mà sẽ chỉ là nhãn hiệu bình thường vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể sử dụng.
– Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hoá, dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tương ứng. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm những nội dung như sau: Chủ sở hữu nhãn hiệu; điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; các đặc tính của hàng hoá dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; phương pháp đánh giá các đặc tính này và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; chi phí (nếu có) mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 được công nhận trên toàn thế giới là ví dụ cho loại nhãn hiệu này hay nhãn hiệu ISO 9002 ở Việt Nam cũng là loại nhãn hiệu chứng nhận.
– Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng kí, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau (khoản 19 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa cho sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dụng trước đây. Ví dụ, các nhãn hiệu như Pepsi Mirindra hay Pepsi 7 up được dùng cho loại đồ uống là nước cam ép hay nước chanh có ga.
– Nhãn hiệu nổi tiếng: Bên cạnh những loại nhãn hiệu được đề cập ở trên thì còn một loại nhãn hiệu luôn thu hút được sự quan tâm của hầu hết mọi người từ các chủ thể kinh doanh cho đến người tiêu dùng, đó là nhãn hiệu nổi tiếng. Thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng” đã từng được đề cập trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Điều 6 bis) và tiếp tục được ghi nhận sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn trong Hiệp định TRIPs (Điều 16). Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước thẩm quyền chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng kí nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác.
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi tiến hành thủ tục công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng (Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ):
1) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua các hoạt động chủ yếu như: Mua bán, sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ; việc tiếp cận với nhãn hiệu qua hoạt động quảng cáo của chủ nhãn hiệu;
2) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu lưu hành;
3) Doanh số hoặc số lượng của việc bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu;
4) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5) Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8) Giá trị của nhãn hiệu dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn đầu tư. Có thể nhận thấy nhãn hiệu nổi tiếng khác với nhãn hiệu thông thường ở danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng có liên quan thông qua các hoạt động quảng cáo của nhãn hiệu, thông qua số lượng và doanh số hàng hoá được bán ra hay dịch vụ được cung cấp… Nhãn hiệu nổi tiếng được áp dụng cho cả nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Quy định về các trường hợp cụ thể để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong việc cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hay trong việc sử dụng các dấu hiệu có ảnh hưởng đến nhãn hiệu nổi tiếng, cụ thể:
– Chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực các giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hoặc đăng kí quốc tế đối với các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình trong 2 trường hợp: Sử dụng nhãn hiệu đó cho cho các hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự; sử dụng cho các hàng hoá, dịch vụ không tương tự nhưng gây ra các hậu quả như: có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; có khả năng làm giảm danh tiếng, uy tín, khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. B – Chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống lại hành vi như: sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng; sử dụng dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệnh về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ thể có nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty