Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Doanh nghiệp Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh

Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về quyết định thành lập địa điểm kinh doanh. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về địa điểm kinh doanh và cung cấp Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh. Mời Quý độc giả tham khảo bài viết để có thêm thông tin hữu ích khi thực hiện lập địa điểm kinh doanh cho công ty mình.

Nên thành lập địa điểm kinh doanh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Do đó, nếu Quý vị có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra các địa điểm khác, thành lập địa điểm kinh doanh là một lựa chọn Quý vị có thể cân nhắc. Ngoài ra, so với văn phòng đại diện, chi nhánh thì địa điểm kinh doanh có một số ưu điểm như sau:

– Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.

– Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.

– Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì việc thành lập địa điểm kinh doanh còn tồn đọng những nhược điểm sau đây:

– Nếu mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không được cấp con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh. Vì vậy khi có những thủ tục, giấy tờ cần dấu xác nhận thì đều phụ thuộc vào công ty mẹ.

– Việc kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ. Sau khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký chứ không được cấp mã số thuế. Việc nay cũng gây khó khan trong việc kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh, thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.

Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh

Để lập địa điểm kinh doanh, Quý vị cần lưu ý:

– Về tên địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại điều 40 Luật Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

– Về thủ tục lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh gồm thông báo lập địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, trường hợp, người nộp hồ sơ là được ủy quyền phải có các giấy tờ, tài liệu chứng minh thông tin (văn bản ủy quyền/ bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho các nhân trực tiếp thực hiện thủ tục và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền).

Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh

Hiện nay, theo các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể, chi tiết hoàn chỉnh một mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, dưới đây chúng tôi đã soạn thảo một mẫu cụ thể các bạn có thể tham khảo:

CÔNG TY CỔ PHẦN…. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:…/QĐ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  Địa danh, ngày… tháng… năm…

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

ĐẠI HỘI ĐỒNG CÔNG TY …

– Căn cứ tại Luật doanh nghiệp 2020;

– Căn cứ tại nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh;

– Căn cứ Điều lệ quy định của công ty …………………………..;

– Căn cứ từ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông của công ty…;

– Xét tình hình về các hoạt động phát triển của công ty.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thành lập mới địa điểm kinh doanh của công ty cụ thể:

  1. Tên địa điểm kinh doanh:……………………………….
  2. Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:………………………

Điều 2: Theo điều lệ của công ty thì nội dung quyết định này được thực hiện và đảm bảo tuân theo đúng các quy định về pháp luật.

Điều 3: Thời gian thực hiện là:………………………………..

Điều 4: quyết định này có hiệu lực từ ngày ký quyết định này, các phòng ban và các bộ phận có trách nhiệm thực hiện theo quyết định này.

Nơi nhận: TM/ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
– Theo như điều 4 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
– Lưu (Ký, ghi rõ và tên, đóng dấu)

Lưu ý:

– Tại điều 1: Ghi rõ chi tiết tên, địa chỉ cụ thể của địa điểm kinh doanh mới

– Tại điều 3: ghi rõ ngày tháng năm thực hiện triển khai thực hiện quyết định này

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh chúng tôi muốn chia sẻ tới Quý độc giả. Quý độc giả tham khảo bài viết có những thắc mắc, vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác. Trân trọng!

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập chi nhánh

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

Đánh giá bài viết:
5/5 - (24 bình chọn)