Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu?

Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu?

Sau khi kiểm tra thương hiệu dự định nhượng quyền đã đáp ứng các điều kiện cần thiết, các bạn chưa nên tiến hành nhượng quyền luôn mà cần kiểm tra các yếu tố đi kèm để hạn chế tối đa những rủi ro sẽ phát sinh sau đó.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, thị trường Việt Nam đang ngày càng xuất hiện các thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, cùng với đó là sự gia tăng không ngừng của các chuỗi cơ sở kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Vậy cần lưu ý điều gì khi tiến hành nhượng quyền, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu.

Các hình thức nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu được coi là một loại hình đặc thù trong nhượng quyền thương mại, cụ thể là bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

Trên thực tế, có các loại hình nhượng quyền kinh doanh sau đây:

+ Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;

+ Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;

+ Nhượng quyền có tham gia quản lý;

+ Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Điều kiện cần để nhượng quyền thương hiệu

Với nhượng quyền thương hiệu theo quy định pháp luật thì nhãn hiệu phải được đăng ký bảo hộ và đã được cấp Giấy chứng nhận đầy đủ

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu được nhận nhượng quyền trong và ngoài nước nhưng lại chưa được cấp Giấy chứng nhận, thậm chí là chưa đăng ký nhãn hiệu ở bước đầu, tất cả những hình thức này đều chỉ diễn ra theo Hợp đồng dân sự với thỏa thuận của các bên và không được bảo hộ hoàn toàn theo quy định pháp luật thương mại.

Chúng ta cần lưu ý những điều kiện dưới đây trước khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu:

+ Có đăng ký kinh doanh;

Nếu không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.

– Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Nếu không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Ngoài ra, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

– Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ. Đây là điều kiện quan trọng nhất.

Nếu không đăng ký thương hiệu hoặc đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu thì doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới

Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu

Sau khi kiểm tra thương hiệu dự định nhượng quyền đã đáp ứng các điều kiện cần thiết, các bạn chưa nên tiến hành nhượng quyền luôn mà cần kiểm tra các yếu tố đi kèm để hạn chế tối đa những rủi ro sẽ phát sinh sau đó.

+ Vốn đầu tư

Chi phí nhượng quyền thương hiệu vốn không có quy định cụ thể nhưng cũng không rẻ và chi phí duy trì hợp đồng cũng khá cao. Vậy nên trước khi nhượng quyền chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng các loại chi phí trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ như ngoài phí nhượng quyền còn có phí giám sát tư vấn, phí nguyên liệu, phí máy móc, thiết bị, phần mềm, phí nhân công… Điều này giúp tránh các rủi ro tài chính không đáng có khi bắt đầu vận hành doanh nghiệp.

+ Nghiên cứu thị trường

Dù chúng ta kinh doanh ngành nghề nào thì trước khi triển khai đều cần nghiên cứu thị trường chi tiết. Chúng ta cần hiểu xem nhu cầu của thị trường, qua đó sản phẩm/dịch vụ mà mình định kinh doanh có được ưa chuộng hay không, có phổ biến hay không, từ đó sẽ tính đến quy mô phát triển của mình.

+ Chọn thương hiệu phù hợp

Đây là một kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu quyết định đến sự thành bại của bạn trong tương lai. Khi lựa chọn thương hiệu bạn cần quan tâm xem Nguồn vốn của mình có phù hợp để lựa chọn nhượng quyền thương hiệu này không?

Hiệu quả kinh doanh: Xem xét kỹ các thông tin để biết thương hiệu bạn sắp chọn đã kinh doanh như thế nào trong những năm gần đây. Khảo sát chuỗi hệ thống cửa hàng nhượng quyền để đánh giá hiệu quả kinh doanh của họ. Xem xét chúng có đáp ứng được mục tiêu bạn đặt ra cho hoạt động kinh doanh này không?

Văn hóa: Kiểm tra xem giá trị văn hóa của thương hiệu có phù hợp với khách hàng địa phương. Bạn có thể thương lượng thay đổi một phần khi nó không phù hợp hay không?

Ví dụ như với văn hóa Á Đông thì đưa thương hiệu Âu Mỹ vào có phù hợp hay cần thay đổi gì không?

+ Nhiệt huyết

Theo đuổi hay làm bất cứ việc gì đều phải có sự nhiệt huyết. Hãy chọn cho mình một con đường, một lĩnh vực bạn có lòng đam mê. Như vậy ta mới dốc hết lòng và làm chủ công việc kinh doanh, phát triển thương hiệu của mình. Từ đó giúp mang đến nhiều giá trị cho bản thân và cộng đồng.

Trên đây là những phân tích về Kinh nghiệm mua nhượng quyền thương hiệu và một số điều cần chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh dưới hình thức này. Hi vọng các bạn sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho mình và kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thành công. Cần thêm thông tin tư vấn hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)