Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ Công khai ở bất cứ đâu, dưới bất kì hình thức nào tính đến ngày nộp đơn.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Kiểu dáng công nghiệp hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, u sắc hoặc sự kết hợp các yếu tnày”. Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, phương tiện… được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định về các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp như sau: Các thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập. Các thành viên có thể quy định rằng kiểu dáng công nghiệp không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã biết hoặc với sự kết hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết. Các thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định. Mỗi thành viên phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn bảo hộ đối với các kiểu dáng hàng dệt, đặc biệt là yêu cầu về lệ phí, xét nghiệm hoặc công bố, không làm giảm một cách bất hợp lí cơ hội tìm kiếm và đạt được sự bảo hộ đó. Các thành viên được tự do chọn áp dụng luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật bản quyền để thực hiện nghĩa vụ này. Ở Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo các quy định pháp luật sở hữu công nghiệp, còn về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật bản quyền hiện chưa có quy định cụ thể.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp: Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây (Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ):

– Tính mới:

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đạt được 3 tiêu chí (Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ):

Thứ nhất, kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có tính mới nếu tính đến ngày nộp đơn, kiểu dáng công nghiệp đó có sự khác biệt cơ bản rõ rệt với những kiểu dáng đã bị bộc lộ công khai. Hay nói cách khác, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức gây nhầm lẫn với những kiểu dáng đã tồn tại trước đó.

Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được, các đặc điểm đó không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp với nhau.

Thba, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ Công khai ở bất cứ đâu, dưới bất kì hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. Kiểu dáng công nghiệp có thể bị bộc lộ thông qua các cách thức như: Sử dụng kiểu dáng công nghiệp, mô tả bằng văn bản như phát hành các ấn phẩm; trưng bày trong các cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể được bộc lộ thông qua bất kì hình thức nào khác trước ngày nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ mà một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm bắt được bản chất của kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đặt ra không những trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới.

– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trường hợp nhằm loại trừ việc làm mất tính mới của kiểu dáng công nghiệp (khoản 4 Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ).

– Tính sáng tạo:

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện thông qua 2 yếu tố cơ bản (Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ):

+ Kiểu dáng công nghiệp phải là thành quả sáng tạo của tác giả, nó không được tạo ra một cách dễ dàng đối với có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng. Kiểu dáng công nghiệp được mô tả trong đơn yêu cầu phải tạo ra bước tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loại trước đó. Như vậy, tiêu chí về tính thẩm mĩ của kiểu dáng công nghiệp phải hội tụ cả yêu cầu về tính thẩm mĩ và yêu cầu về tính kĩ thuật của sản phẩm.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó. Đặc điểm này nhấn mạnh tính khả thi của kiểu dáng công nghiệp, chứng tỏ kiểu dáng công nghiệp theo sự mô tả trong đơn đăng kí phải được triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế và có thể cho ra các thành phẩm cụ thể như kết quả đã nêu ra trong đơn yêu cầu.

Tóm lại, kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ nếu về mặt nội dung thoả mãn được cả 3 tiêu chí cơ bản như đã nêu ở trên. V Về phạm vi bảo hộ: Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định cụ thể những đối tượng không có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng. Như vậy, đối với các loại sản phẩm mà khi đưa vào sử dụng thì không còn giữ được hay bị mất đi hình dáng bên ngoài như lúc ban đầu thì cũng sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ. Chủ yếu các sản phẩm mang đặc tính của vật không tiêu hao thì mới có thể được yêu cầu bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

– Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì chỉ những bản vẽ, thiết kế sơ đồ của các công trình xây dựng mới được bảo hộ dưới góc độ của luật quyền tác giả còn hình dáng bên ngoài của chúng thì không được bảo hộ.

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kĩ thuật, hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thuần tuý có giá trị thẩm mĩ. Như vậy, nếu hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ thiếu một trong hai yếu tố là tính thẩm mĩ hay tính kĩ thuật thì đều không được bảo hộ. Theo yêu cầu về tính độc đáo thẩm mĩ như đã phân tích ở trên thì kiểu dáng công nghiệp phải đồng thời gây được ấn tượng thẩm mĩ nhưng cũng phải thể hiện được nó là kết quả của sự sáng tạo trong lĩnh vực kĩ thuật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (21 bình chọn)