Trang chủ Tìm hiểu pháp luật Doanh nghiệp Điều kiện thành lập công ty cổ phần như thế nào?

Điều kiện thành lập công ty cổ phần như thế nào?

Hiện nay Luật Hoàng Phi cung cấp các Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói: Bàn giao giấy phép kinh doanh trong vòng 2 – 7 ngày làm việc tùy theo gói dịch vụ cụ thể.

Công ty cổ phần là loại hình kinh doanh phổ biến bởi tính linh hoạt trong việc phát huy sức mạnh được những ưu điểm của nhiều cổ đông, và hơn hết có thể huy động được vốn một cách mạnh mẽ để doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cũng như dễ dàng mở rộng quy mô cho doanh nghiệp.

Vậy Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rất chi tiết và cụ thể theo đó:

– Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, có tư cách pháp nhân.

– Cổ đông công ty cổ phần là những người tham gia góp vốn có thể là tổ chức, cá nhân có số lượng từ 3 trở lên (không quy định tối đa số lượng cổ động).

– Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình vào doanh nghiệp.

– Các cổ đông cũng được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ khi là cổ đông sáng lập sẽ hạn chế việc chuyển nhượng sẽ theo điều lệ công ty cổ phần sẽ quy định.

Từ việc tìm hiểu qua một số đặc điểm nổi bật của công ty cổ phần, chúng ta thấy rõ việc thành lập công ty cổ phần sẽ khó khăn nếu người đi thực hiện thủ tục không am hiểu các quy định của Luật định. Vì vậy cần phải tìm hiểu các điều kiện thành lập công ty cổ phần sao cho đúng pháp luật và có hiệu quả đối với việc kinh doanh sau này.

Đối tượng thành lập công ty cổ phần

Không phải bất cứ đối tượng nào cũng được phép thành lập doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2020: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ một số trường hợp quy. Cụ thể những đối tượng không có quyền thành lập công ty cổ phần và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

  1. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  3. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  4. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Ngoài ra thì Quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức còn bị hạn chế bởi quy định: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Thêm vào đó là quy định: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Để thành lập công ty cổ phần thì cá nhân, chủ công ty, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:

– Chủ thể mở công ty cổ phần: Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Các cổ đông phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.

– Điều kiện về trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; địa chỉ email, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể (trừ trường hợp tòa nhà xây dựng với mục địch cho thuê văn phòng), đúng theo thủ tục thành lập công ty cổ phần của nhà nước.

– Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập.

– Điều kiện về tên công ty: Điều kiện thành lập công ty cổ phần là :Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.

– Vốn điều lệ và Vốn pháp định: Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Luật Hoàng Phi có cung cấp dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói không?

Hiện nay Luật Hoàng Phi cung cấp các Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói: Bàn giao giấy phép kinh doanh trong vòng 2 – 7 ngày làm việc tùy theo gói dịch vụ cụ thể.

Khách hàng khi tin tưởng sử dụng dịch vụ, chắc chắn không bao giờ phải lo đến điều kiện thành lập công ty cổ phần, bởi chúng tôi sẽ thực hiện các công việc như sau:

– Hỗ trợ tư vấn miễn phí các thông tin trước khi làm thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần và những khoản thuế phải nộp sau thành lập công ty;

– Soạn thảo và chuẩn bị tất cả hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của Sở KH&ĐT;

– Trình khách hàng ký hồ sơ tận nhà;

– Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Sở KH&ĐT;

– Đại diện doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT;

– Bàn giao giấy phép kinh doanh cho khách hàng;

– Soạn hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên báo giấy, báo điện tử;

– Đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc dấu tròn;

– Bàn giao con dấu cho khách hàng.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi về các thông tin liên quan đến công ty cổ phần. Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

->>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh

->>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội

Đánh giá bài viết:
5/5 - (23 bình chọn)