Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội như thế nào?
Nên ủy quyền cho đơn vị có đầy đủ tư cách, năng lực thay mình thực hiện thủ tục do thủ tục đăng ký nhãn hiệu đòi hỏi chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn mới có thể tiến hành trôi chảy.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Thành phố Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Thị trường sản xuất kinh doanh nơi đây có sự tham gia sôi nổi của rất nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ. Một trong những vấn đề cần thực hiện nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tạo ra dấu ấn khác biệt đối với người tiêu dùng là đăng ký nhãn hiệu. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội. Mời Quý vị tham khảo:
Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội có thật sự cần thiết không?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bởi ý nghĩa của mình, nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong nhận diện, xây dựng thương hiệu của cá nhân, tổ chức, kinh doanh. Quyền đối với nhãn hiệu là tài sản có giá trị lớn của cá nhân, tổ chức, có thể sử dụng để khai thác công dụng, hưởng lợi ích lớn từ nó.
Đăng ký nhãn hiệu là cách thức duy nhất để nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, từ đó phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân. Bởi khác với quyền tác giả được phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định, quyền đối với nhãn hiệu được phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnhoặc hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhận thức được những điều này, các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội rất chú trọng đến đăng ký nhãn hiệu. Điều này được thể hiện qua những số liệu thống kê về đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội của Cục Sở hữu trí tuệ – cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong năm 2020, số đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội là 14309 đơn, số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được công bố là 8019.
Năm 2021, một năm ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng cũng có sự ảnh hưởng. Tuy vậy, những con số về đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội cũng sẽ khiến Quý vị phải bất ngờ, cụ thể:
Trong 6 tháng đầu năm 2021 (từ 1/1/2021-30/6/2021): số đơn đăng ký nhãn hiệu là 6950, số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được công bố là 3798.
Trong 6 tháng cuối năm 2021 (từ 1/7/2021-31/12/2021): số đơn đăng ký nhãn hiệu là 7809, số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được công bố là 4548.
Trong năm 2022, bước vào giai đoạn bình thường mới, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu cũng có sự gia tăng đáng kể. Những con số này chắc chắn đã giúp cho Quý vị đang băn khoăn về đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội có cho mình quyết định về đăng ký.
Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Quý vị đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thiết kế, tra cứu nhãn hiệu
Bước này nhằm đảm bảo khả năng được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu cao hơn, tránh xâm phạm nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ, nộp đơn đăng ký trước. Trong trường hợp nhãn hiệu đã thiết kế có trùng, khả năng gây nhầm lẫn cao có thể điều chỉnh thiết kế hoạch cân nhắc về phương án đăng kỹ nhãn hiệu.
Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu quy định;
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Ngoài các tài liệu tối thiểu trên đây, đơn đăng ký nhãn hiệu trong các trường hợp cụ thể còn có:
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và chờ kết quả
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội có thể nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Sau khi tiếp nhận đơn, Cục đánh số đơn trả lại một bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu cho người nộp. Kể từ khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục sẽ tiến hành các hoạt động thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung. Do Cục Sở hữu trí tuệ phải xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu trên cả nước, số lượng công việc rất lớn, thời gian cho việc xử lý đơn thường kéo dài khoảng 2 năm. Kết thúc quá trình thẩm định nội dung, nếu nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, Quý vị sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
– Nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt để được hưởng quyền ưu tiên;
– Nhãn hiệu đăng ký phải đi kèm với danh mục hàng hóa, dịch vụ được phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ và nên đăng ký luôn các nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ thực hiện kinh doanh trong tương lai để thuận lợi trong việc mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Nên đăng ký nhãn hiệu đen trắng để được bảo hộ ở tất cả các gam màu cơ bản;
– Nên ủy quyền cho đơn vị có đầy đủ tư cách, năng lực thay mình thực hiện thủ tục do thủ tục đăng ký nhãn hiệu đòi hỏi chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn mới có thể tiến hành trôi chảy.
Để được hỗ trợ thêm thông tin về đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội hoặc Quý độc giả có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói giúp tối đa hóa về lợi ích, đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi chúng tôi theo hotline 0981.378.999 (Mr.Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền âm nhạc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty