Đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam
Sau khi được cấp Giấy Chứng nhận, trong quá trình sử dụng nếu có các vấn đề liên quan, Quý vị hoàn toàn có thể liên hệ để được hỗ trợ các phương án giải quyết.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Hà Nam là một tỉnh giáp với phía Nam của thành phố Hà Nội, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế , văn hóa và du lịch. Cũng như các địa phương khác, việc bảo vệ nhãn hiệu cho cá nhân, doanh nghiệp là rất cần thiết, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam.
Giới thiệu tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Năm 2020, Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếp thứ 44 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 808.200 người dân, GRDP đạt 44.613 tỉ Đồng (tương ứng với 1,9376 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứng với 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,02%.
Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6 nhà máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá khai thác 2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia – nước giải khát đạt 25 triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần,…
Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn 28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng.
Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như Đền Trần Thương, chùa Tam Chúc, Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn…
Quy trình dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại tỉnh Hà Nam
Để giảm bớt thời gian tìm hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ, tìm hiểu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam, Quý vị có thể liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ, Quý vị sẽ được hỗ trợ theo quy trình như sau:
Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu
Ở bước này chỉ áp dụng đối với những khách hàng chưa có nhãn hiệu. Bên cạnh đó, không phải tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nào cũng có dịch vụ thiết kế, Quý vị cần phải được tư vấn kỹ về dịch vụ của bên đại diện.
Để có thể thiết kế được mẫu nhãn hiệu riêng biệt, Quý vị có thể có những ý tưởng thiết kế riêng hoặc hoàn toàn giao cho bên thiết kế.
Bước 2: Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Rất nhiều người muốn đăng ký nhãn hiệu nhưng lại không hiểu rõ về quy định của pháp luật bởi có nhiều văn bản luật và hướng dẫn về lĩnh vực này. Vì thế, khi sử dụng dịch vụ đại diện, Quý vị có thắc mắc gì đều có thể hỏi để các luật sư, chuyên viên sở hữu trí tuệ giải đáp. Như vậy, thông tin vừa chính xác vừa được cập nhật theo văn bản mới nhất.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
Hiện nay, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ là rất lớn, tức là có rất nhiều nhãn hiệu đã đăng ký và đang được thẩm định. Vì thế, trường hợp nhãn hiệu bị trùng hay có dấu hiệu gây nhầm lẫn là rất có thể xảy ra. Và để han chế tối đa nhãn hiệu bị từ chối vì lý do đó thì cần phải tra cứu nhãn hiệu, như vậy mới có thể đánh giá được khả năng bảo vệ của nhãn hiệu.
Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức là tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Chúng tôi khuyên Quý vị nên lựa chọn tra cứu chuyên sâu, mặc dù mất phí nhưng độ chính xác lên tới 80 – 90%, còn tra cứu sơ bộ chỉ chính xác được khoảng 40 – 50%.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
+ Mẫu nhãn hiệu
+ Bản mô tả nhãn hiệu
+ Chứng minh thư nhân dân của cá nhân có nhãn hiệu, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có nhãn hiệu
+ Giấy ủy quyền cho bên đại diện
+ Một số giấy tờ khác tùy từng trường hợp
Bước 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ được bên đại diện nộp đến Cục sở hữu trí tuệ, họ sẽ thay mặt khách hàng để thực hiện các thủ tục tại Cục cho đến khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lý do vì sao nên sử dụng dịch vụ đại diện đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam?
Dưới đây là một số lý do khiến Quý vị nên ký hợp đồng đăng ký nhãn hiệu:
– Tổ chức đại diện ví dụ như công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi là một đơn vị đã hoạt động lâu trong lĩnh vực này, các luật sư, chuyên viên ở dây am hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ và có nhiều kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục.
– Quý khách hàng sẽ được miễn phí tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ và các vấn đề có liên quan.
– Được thay mặt làm mọi công việc trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước và được thông báo tiến độ công việc.
– Sau khi được cấp Giấy Chứng nhận, trong quá trình sử dụng nếu có các vấn đề liên quan, Quý vị hoàn toàn có thể liên hệ để được hỗ trợ các phương án giải quyết.
– Chi phí dịch vụ rõ ràng, không có phát sinh phụ phí.
Trên đây là nội dung bài viết đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nam, mọi thắc mắc có liên quan đến thủ tục hoặc Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi Hotline: 0981.378.999.
->>>> Tham khảo thêm: Tra cứu nhãn hiệu
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền phần mềm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty