Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Trong đăng ký nhãn hiệu, các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được phân nhóm dựa theo Bảng phân loại Ni – xơ được xây dựng theo Thỏa ước Ni – xơ vào năm 1957. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ sẽ được phân loại vào 45 nhóm. Vậy đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng hóa, dịch vụ nào?
Nhóm 35 là nhóm gì?
Theo quy định hiện hành, hiện nay có tổng số 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là nhóm hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là nhóm dịch vụ. Cụ thể, nhóm 35 là:
“Nhóm 35. Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng”
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nhóm 35
Nhãn hiệu dịch vụ thuộc nhóm 35 sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng được cả 2 điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu thuộc nhóm 35 có một trong các dấu hiệu sau thì sẽ không được bảo hộ:
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Nội dung về điều kiện bảo hộ này được quy định tại Điều 72, 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nhóm 35
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 cần có các tài liệu như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Một số tài liệu khác nếu có như:
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trên đây là nội dung bài viết đăng ký nhãn hiệu nhóm 35. Mọi thắc mắc có liên quan về thủ tục đăng ký nhãn hiệu và dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline tư vấn: 0981.378.999.
->>>Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
->>>Tham khảo thêm: Đăng ký sáng chế
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty