Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch
Quý vị có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nộp đơn.
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam tạo ra những cơ hội lớn để khai thác, phát triển kinh tế ngành du lịch. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các đường bay trong nước và quốc tế đã hoạt động trở lại, nhu cầu vui chơi, giải trí của cá nhân, tổ chức rất lớn.
Đi kèm với việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch, đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ rõ nét hơn về đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch. Mời Quý độc giả theo dõi, tham khảo:
Những lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch?
Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch là thủ tục hành chính mà theo đó, cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật nộp đơn đăng ký (hồ sơ đăng ký) nhãn hiệu tới Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu dịch vụ du lịch.
Văn bằng bảo hộ này hay giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ghi nhận đầy đủ thông tin về chủ giấy chứng nhận, số đơn, ngày nộp đơn, quyết định cấp và hiệu lực. Từ giấy chứng nhận này, cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng thực hiện các quyền sau độc quyền:
– Sử dụng nhãn hiệu trên biển hiệu, banner, catalogue, hình ảnh nhằm quảng cáo khác, trên phương tiện thực hiện dịch vụ,… trong quá trình sản xuất, kinh doanh
– Chuyển nhượng nhãn hiệu, nhượng quyền cho cá nhân, tổ chức khác;
– Chứng minh tư cách chủ sở hữu nhãn hiệu, quyền đối với nhãn hiệu để yêu cầu cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm ngừng thực hiện hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm;…
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch
Để đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch, Quý vị thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý vị có nhu cầu đăng ký có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nộp đơn. Đơn đăng ký gồm các tài liệu như sau:
Thứ nhất: Tài liệu bắt buộc
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu NH-04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN;
– 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Thứ hai: Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung từ 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Thời gian cấp văn bằng là khoảng 2 – 4 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Luật Hoàng Phi – lựa chọn hàng đầu khi cần đăng ký nhãn hiệu dịch vụ du lịch!
Luật Hoàng Phi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được thực hiện đầy đủ:
– Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
– Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
– Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Và đồng thời có các trách nhiệm:
– Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp, các khoản và các mức phí dịch vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp;
– Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;
– Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;
– Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết.
So với các đơn vị không có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp, Quý độc giả hoàn toàn yên tâm về việc thực hiện công việc cũng như những trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên với giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trong suốt hơn 10 năm cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho các khách hàng. Bên cạnh dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ nhằm bảo vệ các tài sản trí tuệ khác, từ đó giúp củng cố độ nhận diện thương hiệu, xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho khách hàng.
Mọi thông tin về bài viết, dịch vụ cần trao đổi thêm, Quý vị có thể liên hệ Luật Hoàng Phi với chúng tôi theo Hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
-
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty
-
Thành lập chi nhánh Công ty tại Đà Nẵng như thế nào?
-
Thủ tục thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần
-
Đăng ký thương hiệu kính mắt