Trang chủ Tin tức sự kiện Có bao nhiêu thành phần kinh tế

Có bao nhiêu thành phần kinh tế

Tại Việt Nam có bao nhiêu khu kinh tế quan trọng ? 4 thành phần kinh tế chú trọng hiện nay gồm những thành phần nào ? Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp thắc mắc quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Thành phần kinh tế luôn thay đổi theo quá trình phát triển của kinh tế – xã hội. Chính vì thế, việc nắm bắt được hiện tại ở Việt Nam có bao nhiều thành phần kinh tế thì không phải ai cũng nắm được.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Có bao nhiều thành phần kinh tế?

Thành phần kinh tế là gì?

– Cơ cấu thành phần kinh tế được xem là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành của nó chính là một thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay cũng có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế hay cũng có thể xem xét theo từng ngành kinh tế, từng lãnh thổ.

– Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế , từng vùng lãnh thổ.

– Thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm những thành phần kinh tế.

Có bao nhiều thành phần kinh tế?

Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ 04 thành phần kinh tế chú trọng hiện nay của Nhà nước bao gồm: Kinh tế tập thể, kinh tế Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân. Cụ thể:

– Thành phần kinh tế tập thể/Hợp tác xã:

+ Kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi ích, áp dụng những phương thức quản lý vận hành và sản xuất tiên tiến.

+ Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thị trường.

– Thành phần kinh tế Nhà nước:

Thành phần kinh tế này tập trung vào những lĩnh vực trong điểm và những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

– Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tham gia vào chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

– Thành phần kinh tế tư nhân:

+ Là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành pahanf kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: Các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản,… Với các loại hình kinh doanh tương ứng như kinh doanh cá thể, hộ sản xuất, chủ trang trại, doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn tư bản, doanh nghiệp tư nhân tư bản.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

+ Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến Thế giới. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Phân công lao động đã phát triển theo chi tiết sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp không cần quy mô vẫn có thể áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, với công nghệ kỹ thuật số, mạng internet, robot, máy tính, trí tuệ nhân tạo. Có thể kết nối để tạo thành sự hợp tác ở quy mô lớn trong việc sản xuất sản phẩm, mà không cần tập trung đông lao động vào một địa điểm.

Những khu kinh tế quan trọng của Việt Nam:

– Việt Nam hiện nay có 18 khu kinh tế bao gồm: Đình Vũ – Cát Hải, Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An, Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây – Lăng Cô, Nhơn Hội, Vân Phong, Định An, Nam Phú Yên, Năm Căn, Phú Quốc, Đông Nam, Ninh Cơ, Ven biển Thái Bình và hàng trăm khu công nghiệp lớn nhỏ.

– Mới đây, Quốc Hội đã cân nhắc thành lập 03 đặc khu kinh tế bao gồm: Phú QUốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn. Các đặc khu kinh tế này áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư đặc biệt như giảm thuế, cảng tự do, miễn thuế,… Để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

– Theo kỳ vọng 03 đặc khu kinh tế khi được lan tỏa sẽ góp phần làm tăng GDP của cả địa phương và GDP bình quân đều người. Riêng ở đặc khu kinh tế Vân Đồn, theo tính toán của các chuyên gia với tình hình phát triển như ở hiện tại. Mức GDP trong giai đoạn 2021 – 2030 có thể lên đến 15.53 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt mức 25.056 USD/năm.

– Kinh tế Việt Nam năm 2018 đã được đánh giá là có những bước tiến vượt bậc, nằm trong TOP đầu của khu vực. Kỳ vọng với những chính sách của Nhà nước và sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế. GDP của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Do đó, có thể nhận thấy hiện nay ở Việt Nam không có đặc khu kinh tế.

Như vậy, Có bao nhiêu thành phần kinh tế? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến vấn đề khu kinh tế của Việt Nam hiện nay. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (23 bình chọn)