Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm
Bản quyền phần mềm máy tính đang là một trong những sản phẩm sáng tạo có giá trị lớn. Chính vì thế, đăng ký bản quyền phần mềm đang là một trong những phương thức hàng đấu của chủ sở hữu hay tác giả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Chi phí
Mục lục bài viết
Mục lục bài viết
Bản quyền phần mềm máy tính đang là một trong những sản phẩm sáng tạo có giá trị lớn. Chính vì thế, đăng ký bản quyền phần mềm đang là một trong những phương thức hàng đấu của chủ sở hữu hay tác giả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm.
Phần mềm là gì?
Phần mềm là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Đối với từ ngữ chuyên ngành pháp lý thì phần mềm máy tính được gọi là chương trình máy tính.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm:
– Đối với trường hợp tác giả hay chủ sở hữu thực hiện theo quyết định của Doanh nghiệp, thì giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của tác giả (02 bản sao y công chứng).
+ Giấy phép kinh doanh (số lượng 02 bản sao y chứng thực).
+ Bản hướng dẫn sử dụng máy tính (bao gồm 02 bộ đĩa ghi code phần mềm).
+ Bộ cài đặt phần mềm máy tính thể hiện qua 02 đĩa CD.
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
+ Bản chuyển giao quyền tác giả.
– Đối với trường hợp tác giả hay chủ sở hữu thuê dịch vụ của một tổ chức, các nhân khác thay mình thực hiện thủ tục thì hồ sơ vẫn sẽ bao gồm các giấy tờ nêu trên. Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị thêm:
+ Hợp đồng thuê thiết kế (02 bản).
+ Các thông tin cá nhân về tác giả/đồng tác giả thiết kế.
Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số địa chỉ đăng ký bản quyền phần mềm cụ thể ở mỗi khu vực, tỉnh thành phố trên cả nước, cụ thể:
– Đăng ký bản quyền phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Số 170 Nguyễn Đình Chiểu – Phường 6 – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh.
– Đăng ký bản quyền phần mềm tại Hà Nội:
Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả:
Số 33 ngõ 294 phố Kim Mã – Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.
– Đăng ký bản quyền phần mềm tại Đà Nẵng:
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng:
Số 58 Phan Chu Trinh – Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng.
– Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại các tỉnh thành khác:
Tại Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm:
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác có chi phí là 100.000 đồng.
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác có chi phí là 100.000 đồng.
– Tác phẩm báo chí có chi phí là 100.000 đồng.
– Tác phẩm âm nhạc có chi phí là 100.000 đồng.
– Tác phẩm nhiếp ảnh có chi phí là 100.000 đồng.
– Tác phẩm kiến trúc có chi phí là 300.000 đồng.
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khao học có chi phí là 300.000 đồng.
– Tác phẩm tạo hình có chi phí là 400.000 đồng.
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có chi phí là 400.000 đồng.
– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa có chi phí 500.000 đồng.
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính có chi phí là 600.000 đồng.
Do đó, đối với câu hỏi Chi phí bản quyền phần mềm thì chúng ta có thể thấy được sẽ là 600.000 đồng/sản phẩm phần mềm. Đây là chi phí không bao gồm các chi phí mà quý bạn đọc sử dụng của một tổ chức, cá nhân bên ngoài.
Tình hình vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện nay:
Bên cạnh những đơn vị nghiêm túc thực hiện quyền tác giả vẫn còn rất nhiều tổ chức, cá nhân chưa có ý thức và nhận thức đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ này.
– Nhiều đơn vị không thực hiện hoặc đối phó, chờ nếu có kiểm tra, xử phạt mới thực hiện hoặc tìm cách để không phải trả tiền bản quyền. Một số tác giả chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ, cũng như khái thác quyền tài sản đối với các sản phẩm của mình. Thậm chí, có những trường hợp tác giả tuy đã chính thức ký hợp đồng ủy thác với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để khai thác quyền tác giả tuy đã chính thức ký hợp đồng ủy thác với VCPMC.
– Tình trạng xâm phạm quyền tác giả tràn lan trong suốt thời gian qua ở nhiều lĩnh vực sử dụng âm nhạc, điển hình là lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả.
– Với con số trên 2000 trường hợp vi phạm mà VCPMC đã xử lý cho thất đây là động thái mạnh tay của VCPMC đối với các đơn vị đã và đang có hành vi vi phạm quyền tác giả.
Như vậy, Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân tích một số nội dung liên quan đến đăng ký bản quyền phần mềm. Chúng tôi mong rằng với những nội dung trên sẽ giúp ích được tới quý bạn đọc.
Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký nhãn hiệu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
-
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
-
Thay đổi tên công ty có cần ký lại hợp đồng?
-
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu quyết định thành lập địa điểm kinh doanh
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
-
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
-
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
-
Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty